Trầm Hương thiên nhiên, ý nghĩa trong phong thủy và y học

New Thái ất Tử vi 2024 Giáp Thìn cho 12 con Giáp theo tuổi & giới tính !!!
New Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà

Tỳ Hưu độc ngọc

Truyền Thuyết Về

hương bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa: Nữ thần Thiện Y A Na, một vị thần đẹp của dân tộc Chăm (hiện còn tượng thờ ở tháp Chàm tại miền Trung), thường hay dạo chơi trong những cánh rừng ở Đăk Lăk, Khánh Hòa, các tỉnh miền Trung… Hương thơm của nữ thần tỏa ra, quyện vào cây , nên về sau gỗ còn vương mãi “mùi thơm thần thoại”.

Theo tập tục, vào những ngày lễ hội, cúng tế, giỗ tết, nhân dân thường thắp hương trầm hoặc đốt gỗ trầm trong lư, đỉnh cho thơm cửa nhà, đình chùa và dâng phần hương khói trân trọng đối với tổ tiên, thành kính tưởng nhớ đến người xưa. Những người theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Bà La Môn đều coi trầm hương như vật “giao lưu truyền cảm” giữa thế giới thực tại với cõi thần linh.

cay-tram-huong-gio-bauCây Trầm trong tự nhiên, mọc nhiều nhất ở các cánh rừng nhiệt đới tại Miền Trung (hiện có thể trồng được)

Đặc Điểm Sinh Học Của Trầm Hương

Trầm hương được lấy từ cây trầm, trầm gió (hay gọi là ) hoặc tiến khẩu (Aquilaria crassma Pierre ex Lecomte) thuộc họ trầm (Thymeleaceae). Trầm phân bố nhiều nhất ở Việt Nam, rồi đến Lào, Ấn Độ… tại Việt Nam đã gặp Trầm ở Quảng Nam, Gia Lai, Kom Tum, Đăk Lăk, Khánh Hòa…

Cây Trầm mọc tự nhiên trong các rừng ẩm nhiệt đới, có thể gặp ở độ cao 1.000 mét, nhưng tập trung nhiều ở độ cao dưới 700m. Trầm là cây chịu nóng, tái sinh tự nhiên tốt, ưa đất thịt pha cát tầng đất dầy, mùa nở hoa tháng 7–8, quả chín tháng 9–10. Trầm hương dưới dạng “bắp trầm” là phần gỗ trong lõi của gốc thân cây trầm và chỉ đến khi cây lụi và chết, lớp vỏ ngoài mục dần mới để lộ ra phần gỗ này dưới những hình dạng không đều, với bề mặt lồi lõm, lúc thì dạng thanh giống con chim ưng do đó có tên gỗ chim ưng, lúc thì dạng cục như nhựa lô hội. Sản phẩm có thể rất mềm hoặc rắn như đá, nặng nhẹ tùy theo loại, bóng, màu cánh gián, nâu xám, nâu đỏ hoặc nâu đen với những đường vân hoặc vết lấm tấm màu vàng óng ánh, có mùi thơm đặc biệt.

Trầm hương lấy ở cây sống có màu sáng bóng gọi là trầm sinh, còn trầm rục là gỗ thu ở cây trầm đã bị mục, màu đen xỉn. Đôi khi, lớp gỗ bao quanh khúc trầm bị biến chất và ảnh hưởng của trầm nên cũng có mùi thơm và được dùng, người ta gọi đó là “tốc trầm”. Trầm hương được phân loại thành trầm và , trong đó, được coi là loại tốt nhất. lại được chia thành nhiều loại nữa theo phương thức cổ điển của y học cổ truyền “nhất bạch, nhì thanh, tam hoàng, tứ hắc”, cụ thể là bạch (màu trắng, loại I, rất hiếm), thanh (màu xanh, loại II), huỳnh (màu vàng, loại III), hắc (màu đen, loại IV).

Dược Liệu Quý Trong Y Học

Giá trị của trầm hương thể hiện ở chỗ đó là một nguyên liệu chất thơm quý, đặc sản của một số nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam. Các sách cổ của ta và Trung Quốc đều ghi nhận giá trị nổi tiếng của Nam mà xưa kia vẫn thường phải đem cống nạp cho vua chúa nước láng giềng phương Bắc. Tinh dầu cất từ trầm hương là chất định hương cao cấp cho các loại nước hoa và mỹ phẩm đắt giá điển hình của phương Đông.

Trong y học cổ truyền, theo Blog Phong Thủy nghiên cứu và khảo sát thì trầm hương được coi là một vị thuốc đặc biệt quý, hiếm và đắt tiền. Ngày xưa, người ta thường hay dùng trầm hương làm gối để chống đau đầu, trầm cảm hoặc lấy trầm hương nấu nước xông hoặc tắm chữa sài giật ở trẻ em. Bột trầm hương chống được bọ chét, chấy, rận…

tram-huong-ky-namTrầm Hương thô vừa khai thác được, giá trị phụ thuộc vào độ tuổi, hàm lượng tinh dầu, vân gỗ và trọng lượng riêng (tính theo thể tích)

Dược liệu trầm hương có vị cay, đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ thận khí, tráng nguyên dương, mùi thơm tác động trực tiếp đến khứu giác, giúp an thần, trấn tĩnh hoặc giảm đau, cầm nôn, chủ yếu được dùng trong những trường hợp đau bụng, tức ngực, lạnh lưng, nôn mửa, hen suyễn, cảm nặng, khó thở, bí tiểu tiện, nam giới tinh khí lạnh…

Một Số Bài Thuốc Từ Trầm Hương

Ngày xưa, Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng trầm hương phối hợp với chỉ xác, nam mộc hương, hạt cải củ, sao vàng, sắc nước uống chữa thủy thũng, bụng đầy chướng. Hải Thượng Lãn Ông (Bách gia trân tăng) lại dùng trầm hương với mộc hương, nhục quế, bạch đàn, tán bột, làm viên uống với nước sắc lá hoắc hương để chữa nôn mửa không dứt. Còn ngày nay cũng có một số bài thuốc hay đã được khoa học công nhận.

– Chữa tiêu hóa kém, nôn mửa, đau dạ dày: Trầm hương, bạch đậu khấu, mỗi thứ 5g, tán nhỏ, rây bột mịn, chia làm 10 gói. Mỗi ngày, người lớn uống 3-4 gói; trẻ lớn tuổi uống 2 gói; trẻ nhỏ, 1 gói. Cho thuốc vào nước nóng già, khuấy đều, để lắng rồi chắt uống.

– Chữa hen suyễn: Trầm hương 2g, lá trắc bá 3g, tán bột, rây mịn, uống trước khi đi ngủ.

– Trị chứng xúc động mạnh gây khó thở: Bột trầm hương và nhân sâm (mỗi thứ 2 chỉ), đem hãm với một chén nước sôi khoảng 10 phút, lấy nước để uống. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm trong trường hợp bị xúc động mạnh, khí nghịch lên trên gây khó thở.

– Hỗ trợ nam giới: Bột trầm hương, nhân sâm, quế nhục, ngũ vị tử và chích thảo (cam thảo đã sao) đem hãm với nước sôi để uống. Bài này dùng cho những trường hợp nam giới bị lạnh ở bụng dưới; tay, chân thường xuyên lạnh; khả năng sinh dục bị suy yếu.

Ngoài ra, để tạo mùi thơm đặc biệt và làm tăng giá trị sử dụng của các loại cao động vật, người ta thường gia thêm khi nấu cao ít trầm hương đã tán vụn. Chú ý: Người thuộc chứng âm hư, hỏa vượng, phụ nữ có thai không được dùng trầm hương.

Tác Dụng Trầm Hương Trong Phong Thủy

Theo dân gian, khói trầm hương được dùng như một chất trừ tà, uế khí, nước trầm hương được vẩy lên xác ướp để bảo quản… Bởi trầm hương được biết tới nhiều nhất vì nó hút linh khí của trời và đất để tạo ra hương thơm tự nhiên.

Việc kết hợp trầm hương với phong thủy có thể xua đuổi được tà ma, tạo ra được những điều may mắn trong cuộc sống, giúp chủ nhân thuận lợi trong khoa cử, công việc thăng tiến thuận lợi, kinh doanh buôn bán hanh thông…

vong-tay-tram-huongVòng Tay chế tác từ , một vật phẩm giá trị và ý nghĩa hàng đầu

Vật phẩm được dùng phổ biến nhất trong phong thủy là Hương, do chủ nhân có thể luôn mang nó theo bên mình mọi lúc, giúp phát huy hiệu quả nhất các tác dụng mong muốn. Ngoài ra, khi sử dụng vòng tay sẽ ma sát với các vật dụng hoặc da tay, sẽ phát ra mùi hương thường xuyên giúp tinh thần luôn sảng khoái và minh mẫn hơn, chống được stress trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

thường có số hạt 12-13 hoặc 14, bởi theo quan niệm dân gian thì con số 12 mang ý nghĩa của sự vững chắc bền lâu, con số 13 tượng trưng cho việc may mắn phát tài, còn con số 14 theo Phật Giáo là chỉ về 14 Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm

* Link mua Vòng Tay Trầm Hương online: http://www.blogphongthuy.com/product/vong-tram-huong-van-dam-s986

* Hoặc bạn có thể ghé 1 trong 6 cửa hàng của Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy – VatPhamPhongThuy.com để xem tận mắt, sờ tận tay và cảm nhận Vòng Tay Trầm Hương cùng hơn 3.000 mặt phong thủy các loại khác

– Khu vực Miền Nam:

+ 145 Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, Tp.HCM – Tel: 028 2248 2256 [bản đồ]

+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM – Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]

+ 362 Đường 3/2, P.12, Quận 10, Tp.HCM – Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]

+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM – Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]

– Khu vực Miền Bắc:

+ 24A Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội – Tel: 024 66 731 741 [bản đồ]

+ 256 Xã Đàn (KL Mới), Đống Đa, Hà Nội – Tel: 024 66 553 989 [bản đồ]

* Tổng Đài Chăm Sóc Khách Hàng: 1900.6883 (Phím 1: khu vực Miền Nam – Phím 2: khu vực Miền Bắc)

Ghi rõ nguồn BlogPhongThuy.com khi phát hành lại nội dung này

Bài Hay Cùng Danh Mục


Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !

Tỳ Hưu Độc Ngọc TH Độc Ngọc Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy TH Phỉ Thúy Tỳ Hưu Trang Sức TH Trang Sức Tỳ Hưu Tài Lộc Bột Đá TH Tài Lộc Tỳ Hưu Bắc Kinh TH Bắc Kinh
Thiềm Thừ Tân Cương Cóc Tân Cương Thiềm Thừ Tây Tạng Cóc Tây Tạng Thiềm Thừ Tài Lộc Cóc Tài Lộc Quả Cầu Đá Quý Cầu Đá Quý Cây Đá Tài Lộc Cây Tài Lộc

Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com

+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]

+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]

+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]

He Thong Cua Hang Vat Pham Phong Thuy

Bình Luận Facebook

bình luận

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat