Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số – Phần I(3)-Luật Lệ Bố Quái – Bố quái (Toán quẻ)

New Thái ất Tử vi 2024 Giáp Thìn cho 12 con Giáp theo tuổi & giới tính !!!
New Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà

Tỳ Hưu độc ngọc

2.- Toán theo cách đếm số vật:

Thí dụ: Bốc thăm bằng vật (hột trái cây hay sỏi đá nhỏ), ta đếm số thăm bốc được bao nhiêu, rồi trừ cho một lần hoặc nhiều lần 8, lấy số chỉ tồn làm Thượng quái.

 bat-quai-hau-thien.jpg

Kế cũng lấy số thăm bốc được lần trước cộng thêm số giờ (như đã nói ở đoạn trên), được bao nhiêu rồi cũng trừ cho một lần hoặc nhiều lần 8, rồi lấy số chỉ tồn làm Hạ quái. Sau hết lấy tổng số đem trừ cho một lần hoặc nhiều lần 6, số chỉ tồn làm Động hào.

Thí dụ: Bốc được 12 cái thăm vào giờ Thìn, 12 trừ 8 còn 4. Số 4 tức là Chấn làm Thượng quái.

12 + 5 (giờ Thìn) = 17 trừ (2 lần 8 là 16) còn 1. Số 1 tức là Càn làm Hạ quái.

Toàn tổng số là 17 trừ (2 lần 6 là 12), còn 5, tức là động hào 5.

Như vậy, ta được quái Lôi Thiên Đại Tráng, gọi tắt là Đại tráng, đệ ngũ hào động.

__ __
__ __ *
_____

_____
_____
_____

3.- Toán theo tiếng nghe được:

Nghe tiếng nói, tiếng chim kêu, tiếng các loại thú kêu, tiếng động, tiếng đánh, tiếng gõ v.v… đều có thể toán quẻ được. Phàm nghe và đếm được bao nhiêu tiếng cũng làm như cách trên. Dùng tiếng nghe được cộng thêm số giờ lúc nghe là giờ thứ mấy trong 12 chi giờ.

Nếu nhiều quá 8 thì cũng trừ cho 8, lấy số chỉ tồn làm Hạ quái. Dùng tiếng nghe được và số giờ, trừ cho một hay nhiều lần 6, rồi lấy số chỉ tồn từ 6 đến 1, làm Động hào.

Thí dụ: Nghe người nói vào lúc 8 giờ sáng: Tôi xin xem một quẻ (5 tiếng)

Lấy số 5 làm Thượng quái, tức là quẻ Tốn.

Số 5 trên cộng với 4 là giờ Mẹo, tức giờ thứ tư trong 12 chi giờ (tức 8 giờ sáng), thì được số 9 trừ cho 8 còn 1, lấy số 1 làm Hạ quái, tức là quẻ Càn.

Kế lấy tổng số 9 – 6 = 3 làm Động hào.

Như vậy ta được quẻ Phong Thiên Tiểu Súc, gọi tắt là Tiểu Súc, đệ tam hào động như dưới đây:

_____
_____
__ __

_____ * Hào 3 động.
_____
_____

4.- Toán theo lối chiết tự thư Hán:

Lối này có nhiều cách, tuy hiện nay ít người viết được chữ Hán, nhưng làmcho tròn bổn phận của Dịch giả, tôi xin dịch theo nguyên văn để chư vị đọc giả đồng giám. Phàm toán theo lối chữ viết, nếu số chữ mà bình quân (đều nhau) thì lấy một nửa làm Thượng quái, một nửa làn Hạ quái.

Nếu số chữ không bình quân (không đều nhau), thì lấy kém một chữ làm Thượng quái gọi là Thiên khinh thanh và lấy số chữ nhiều hơn một chữ là Hạ quái, gọi là Địa trọng trọc.

a.- Toán một chữ: Một chữ gọi là Thái Cực Vị phân nghĩa là thủa trời đất chưa chia. Nếu viết tháu (tức là một thể viết chữ Hán ngoằn ngoèo rất khó đọc) mà không thể đếm được nét, thì không toán được, nếu viết một chữ rõ ràng từng bộ phận, thì lấy bộ phận bên trái là dương, bộ phận bên phải là âm; bộ phận bên trái đếm được bao nhiêu nét đem làm Thượng quái, bộ phận bên trái đếm được bao nhiêu nét, đem làm Hạ quái, kế lấy số nét cả hai bộ phận âm và dương của toàn chữ mà tìm động hào.

Thí dụ: Như chữ 位 (chữ vị), chia ra bên trái (bộ nhân 人) có hai nét, bên phải 立 có 5 nét.

b.- Toán hai chữ: Hai chữ gọi là Lưỡng nghi, bình phân (chia đều) lấy số nét của chữ đầu làm Thượng quái và số nét chữ thứ hai làm Hạ quái.

c.- Toán ba chữ: Ba chữ gọi là Tam tài, lấy một chữ làm Thượng quái và hai chữ làm Hạ quái (đếm nét).

d.- Toán bốn chữ: Bốn chữ gọi là Tứ tượng, bình phân (chia đều) làm 2 quái Thượng và Hạ. Còn trên bốn chữ, không cần đếm số nét mà chỉ dùng tiếng bằng, trắc từng thanh âm mà toán.

– Bình thanh thì kể 1.
– Thượng thanh thì kể 2.
– Khứ thanh thì kể 3.
– Nhập thanh thì kể 4.

(Theo tiếng Trung Hoa, có 4 chính thanh là Bình, Thượng, Khứ, Nhập cũng như nước ta có dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng vậy).

e.- Toán năm chữ: Năm chữ gọi là Ngũ hành, lấy hai chữ làm Thượng quái và ba chữ làm Hạ quái (Gọi là Thiên khinh thanh và Địa trọng trọc).

f.- Toán sáu chữ: Sáu chữ gọilà Lục hào, bình phân (chia đều) làm Thượng quái và Hạ quái.

g.- Toán bảy chữ: Bảy chữ gọi là Thất chánh, lấy ba chữ làm Thượng quái và bốn chữ làm Hạ quái.

h.- Toán tám chữ: Tám chữ gọi là Bát quái, bình phân làm Thượng quái và Hạ quái.

i.- Toán chín chữ: Chín chữ gọi là Cửu trù, lấy bốn chữ làm Thượng quái và năm chữ làm Hạ quái.

j.- Toán mười chữ: Mười chữ gọi là Thành quái, bình phân làm Thượng quái và Hạ quái.

k.- Toán mười một chữ: Từ 11 chữ trở lên đến 100 đều toán được quẻ cả. nhưng trên 11 chữ, lại không dùng những thanh âm bằng trắc nữa, mà lại kể số chữ, nếu số chữ quân bình thì lấy một nửa làm Thượng quái, một nửa làm Hạ quái, rồi tổng hợp số chữ của Thượng quái và Hạ quái để tìm Động hào.

5.- Toán trượng xích (Toán vật đo được): Trượng là 10 thước, xích là một thước.

Vật gì dài trên 10 thước, thì lấy số trượng làm Thượng quái và lấy số thước làm Hạ quái. Hợp số trượng và số thước lại gia thêm giờ mà tìm động hào (số tấc không kể).

6.- Toán xích thốn: Toán vật dưới một trượng, xích là thước, thốn là tấc. Lấy số thước làm thượng quái, số tấc làm Hạ quái. Hợp số thước, tấc, gia thêm số giờ, tìm Động hào (số phân không kể)

7.- Toán nhân thể: Toán nhân thể thì quy luật không đồng nhất:

– Hoặc nghe tiếng nói mà toán.
– Hoặc xét nhân phẩm.
– Hoặc xem sự cử động của thân thể người ta.
– Hoặc xem người ấy có vật gì.
– Hoặc xem sắc phục.
– Hoặc cảm xúc với ngoại vật.
– Hoặc dùng năm tháng, ngày, giờ.
– Hoặc chữ viết ra với dụng ý gì.

a.- Nghe tiếng nói mà toán:
– Nếu nói một câu, làm như cách toán chữ nói ở trên, phân số mà toán.
– Nếu nói hai câu, thì dùng những tiếng ở câu nói đầu làm Thượng quái, những tiếng nói trong câu thứ hai làm Hạ quái.
– Nếu nói nhiều câu thì chỉ dùng những tiếng của câu đầu, hoặc dùng tiếng nói của câu chót, còn những câu nói ở giữa không dùng đến.

b.- Xét nhân phẩm: Nghĩa là xem người ấy là đàn ông thì lấy Càn, người ấy là thiếu nữ thì lấy Đoài v.v… mà toán quẻ.

c.- Xét sự cử động: Nếu người ấy lay động cái đầu thì lấy Càn, lay động chân thì lấy Chấn, thấy cử động con mắt (như nhấp nháy chẳng hạn) thì lấy Ly mà toán.

d.- Xem người ấy có vật gì: Nghĩa là ngẫu nhiên thấy người ấy cầm trong tay vật gì, nếu là đồ vàng ngọc hoặc vật đó hình tròn thì thuộc Càn; nếu cầm đồ bằng đất, sành, gạch, ngói, hoặc vật hình vuông thì thuộc Khôn. Xem từng loại mà toán.

e.- Xem sắc phục: Nghĩa là xem người ấy bận sắc phục màu gì, nếu bận áo màu xanh thì thuộc Chấn, bận áo màu đỏ thuộc Ly mà toán.

f.- Cảm xúc ngoại vật: Đương lúc toán quẻ, nếu thấy nước thuộc về Khảm, thấy lửa thuộc về Ly mà toán.

g.- Dùng năm, tháng, ngày, giờ: Làm như cách toán “Quan Mai” ở Tiên thiên mà toán.

h.- Xem chữ viết: Người tới xem cho chính mình dùng:

(1) Năm, tháng, ngày, giờ.
(2) Hoặc đương thời nghe được âm thanh gì.
(3) Hoặc cảm xúc với ngoại vật gì.

Tất cả ba điều kể trên đều có thể toán quẻ. Cũng theo như cách toán nhân thể nói trên.

8.- Toán động vật: Phàm thấy động vật từng đàn, từng bầy lộn xộn thì không thể toán quẻ được. Nếu thấy một con vật gì, thì tìm xem trong bảng “Bát quái thuộc vạn vật loại” ở trang 17, giả tượng con vật đó, thuộc về quẻ nào, thì lấy quẻ ấy làm thượng quái và con vật đó từ phương nào tới, lấy phương vị đó làm Hạ quái, hợp quái số con vật đó với số phương hướng cộng thêm số giờ để tìm Động hào.

Lấy toàn tổng số của số quẻ ấy mà đoán con vật ấy cũng như cách toán con bò rống, con gà gáy ở quẻ Hậu thiên vậy (Xem ở sau). Muốn toán các loại như: bò, ngựa, chó, heo, phảidùng năm, tháng, ngày, giờ sinh của chúng mà toán, nếu những con vật đó ta mua thì dùng năm, tháng, ngày, giờ ta đặt mua mà toán.

9.- Toán tịnh vật: Toán tịnh vật như: sông, ngòi, núi, đá không thể toán được. Toán về nhà cửa, cây cối các loại:
– Nhà: dùng năm, tháng, ngày, giờ xây xất hoặc năm, tháng, ngày, giờ mua lại.
– Cây: dùng năm, tháng, ngày, giờ trồng cây.
– Khí cụ, đồ dùng cũng vậy, lấy năm, tháng, ngày giờ tạo ra nó hoặc mua lại mà toán cũng như cách làm cái gối, chiếc ghế (nói ở đầu Lời Tựa) các loại. Kỳ dư không có duyên cớ thì không toán, ví như toán “Quan Mai” vì có cớ là hai con chim, dành cành mai mà đậu đến pháia xuống đất.

Toán hoa “Mẫu đơn” vì có người hỏi mới toán như cây cổ thụ đương tươi tốt vì có cành khô gãy xuống đất, bởi các duyên cớ trên mà toán quẻ. Kỳ dư không có duyên cớ thì không hiệu nghiệm.

Quy Lệ Toán Quẻ Của Hậu Thiên.

Toán vật quái: Phép của Hậu Thiên dùng vật làm Thượng quái, phương vị (phương hướng) là Hạ quái cộng thêm số giờ để tìm Động hào.

Bát Quái Thuộc Bảng Vạn Vật Loại
(Sau đây để đặt làm Thượng quái)

1.- Càn quái: Trời – Cha – Ông già – Quý quan – Đầu – Xương – Ngựa – Vàng – Châu báu – Ngọc – Cây quả – Vật tròn – Mũ – Kiếng soi – Vật cứng – Sắc đỏ hung – Nước – Rét lạnh.

2.- Khôn quái: Đất – Mẹ – Bà già – Trâu bò – Vàng – Vải lụa – Xe – Văn chương – Sinh đẻ – Vật vuông – Chốt mộng – Sắc vàng – Đồ gốm, đồ sành – Bụng – Quần, xiêm – Sắc đen – Nếp – Kê – Sách vở – Gạo – Hạt cấy.

3.- Chấn quái: Sấm – Trưởng nam – Chân – Tóc – Rồng – Loài sâu bọ – Móng chân thú – Tre – Cỏ lau – Ngựa hí – Ngón chân cái – Cái trán -Trồng, cấy lúa – Đồ nhạc khí – Cỏ cây – Sắc xanh, biếc, lục – Cây lớn – Hạt cây lớn – Củi – Rắn.

4.- Tốn quái: Gió – Trưởng nữ – Tang ni – Bắp vế – Bách cầm – Bách thảo – Cái cối đá – Mùi thơm – Mùi hôi thúi – Con mắt – Cánh buồm (ghe) – Lông chim, lông thú – Cái quạt – Cành lá các loại – Tiên đạo – Thợ – Vật thẳng – Đồ công xảo – Gà.

5.- Khảm quái: Nước – Mưa tuyết – Heo – Trung nam – Ngòi rãnh nước – Cái cung, vành xe – Tai – Huyết – Mặt trăng – Kẻ trộm – Vung luật (đồ dùng về âm thanh) – Bụi gai – Cá – Nóc nhà – Vỏ Tật lê (hoa vàng, quả có gai dùng làm thuốc) – Con cáo chồn – Đồ cùm tay chân – Loại ở nước – Muối – Rượu – Thịt ướp – Đồ vật có hột – Sắc đen.

6.- Ly quái: Lửa – Chim trĩ – Mặt trời – Con mắt – Chớp điện – Cái ráng trời – Trung nữ – Ao giáp, mũ sắt – Binh khí – Văn thơ – Lò – Cây khô – Con đà – Con rùa – Con trai – Võ các loài vật – Sắc đỏ, hồng, tía – Hoa – Văn nhân – Vật khô dòn – Con cua.

7.- Cấn quái: Núi – Đất – Thiếu nam – Đồng tử (trẻ con từ 10 tuổi sắp lên) – Chó – Tay – Ngón chân – Đường đi tắt – Cửa cổng có hai tầng – Trái loài cỏ – Trái loài cây – Cổng chùa – Chuột – Cọp – Con chồn – Con cáo – Loài mỏ đen – Vật do gỗ làm ra – Dây cây dưa (dây quấn quít của cây dưa bò ra) – Sống mũi.

8.- Đoài quái: Cái hồ – Cái đầm – Thiếu nữ – Thầy đồng bóng (phù thủy) – Lưỡi – Vợ lẽ – Chổi – Con dê – Đồ vật sứt mẻ – Đồ vật có miệng – Loài thuộc kim – Vật phế khuyết – Nô bộc, Tỳ (người ở, đầy tớ).
Theo -Của Thiệu Khang Tiết.


Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !

Tỳ Hưu Độc Ngọc TH Độc Ngọc Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy TH Phỉ Thúy Tỳ Hưu Trang Sức TH Trang Sức Tỳ Hưu Tài Lộc Bột Đá TH Tài Lộc Tỳ Hưu Bắc Kinh TH Bắc Kinh
Thiềm Thừ Tân Cương Cóc Tân Cương Thiềm Thừ Tây Tạng Cóc Tây Tạng Thiềm Thừ Tài Lộc Cóc Tài Lộc Quả Cầu Đá Quý Cầu Đá Quý Cây Đá Tài Lộc Cây Tài Lộc

Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com

+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]

+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]

+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]

He Thong Cua Hang Vat Pham Phong Thuy

Bình Luận Facebook

bình luận

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat