Sư Tử – Sư tử giỡn tú cầu, tưng bừng ngày vui

New Thái ất Tử vi 2024 Giáp Thìn cho 12 con Giáp theo tuổi & giới tính !!!
New Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà

Tỳ Hưu độc ngọc

Hổ được gọi là chúa tể muông thú, cũng được gọi như vậy. Vì có địa vị rất cao trong các loài vật nên người ta mượn hình tượng của nó tượng trưng cho phú quý, quyền thế trong xã hội. Trước đây, trấn giữ hai bên cửa của cung điện thường là , mắt to bờm cuộn, nhe nanh gương vuốt. Trước cung điện hoàng gia cũng được đặt sư tử đồng, như trước cửa điện Thái Hòa của Cố Cung có sư tử đồng, trước cửa Càn Thanh cung có sư tử bằng vàng ròng. Thường đặt một đôi sư tử trấn trước cửa, phía bên trái là con cái chân giẫm lên con sư tử con, bên phải là con đực, chân phải đặt lên quả tú cầu. Đầu tiên loại này dùng để giữ nhà xua đuổi tà ma, sau này trở thành tượng trưng cho thế lực của hoàng gia và quan lại. Quan phục thời Minh Thanh có thêu hình sư tử, là tiêu chí của võ quan nhị phẩm (cao hơn hổ báo).

d139-su-tu-dong-dung-02

Trước đây “sư” trong “sư tử” cũng được viết giống như “sư” trong thầy, quân đội (trong tiếng Hán đây là hai từ đồng âm nhưng cách viết khác nhau), vì vậy dân chúng thường dùng âm “sư” để thể hiện mong muốn may mắn. Chế độ quan thời cổ có Thái sư, Thiếu sư. Thái sư là một trong tam công, Thiếu sư là một trong tam cô, đều là những chức quan cao cấp hướng dẫn, phụ giúp thiên tử xử lý việc nước. Thái sư, Thiếu sư là những người đứng đầu trong tam công, tam cô, chức quan vô cùng cao. Vì vậy mọi người thường dùng để chúc được thăng quan tiến chức nhanh chóng. Biểu hiện trên tranh vẽ, có tranh “Thái sư thiếu sư” vẽ hai con sư tử lớn và bé. Còn có “Song sư hí tú đồ”, dân gian gọi là “sư tử vờn tú cầu”, cũng thể hiện ý nghĩa cát tường, vui vẻ. Tương truyền khi hai con và cái nô đùa cùng nhau, lông của chúng quấn lại làm một, cuộn lại thành hình quả cầu, sư tử con sẽ xuất hiện từ trong đó. Quả tú cầu ở đây cũng là biểu tượng may mắn, các hình vẽ biến hình của nó được gọi là gấm tú cầu, hoa văn tú cầu được ứng dụng rộng rãi. Dân gian còn có múa sư tử, là hoạt động quan trọng trong ngày tết và các hoạt động thường ngày khác. Thông thường, người ta làm những chiếc áo sư tử lộng lẫy, cho người chui vào trong đó, mô phỏng các động tác đi đứng ngồi nằm, nhảy múa của sư tử. Có thể có một (cỡ nhỏ, còn gọi là thiếu sư) hoặc hai (cỡ lớn, còn gọi là thái sư) người ở phía trong vỏ áo sư tử. Lại có người cầm trái tú cầu đùa giỡn. Trải qua sự phát triển lâu dài, đã hình thành nên các phong cách khác nhau, bắc sư tử hung dũng uy phong và nam sư tử đẹp đẽ mềm mại. Hoạt động múa sư tử ngày nay vẫn rất rầm rộ trong ngày lễ và các hoạt động chúc mừng khác, còn xuất hiện cả trên sân khấu xiếc.

su-tu-lam-ngoc-M052

Sư tử dũng mãnh phi thường, có sức mạnh lớn hơn cả hổ, vì vậy có thể dùng để trừ tà trấn ác. Tượng điêu khắc ở các lăng mộ cổ đại (dã thú trấn giữ mộ và tượng đá) thường là sư tử, dùng để trấn giữ phần mộ, cũng là để thể hiện thân phận, địa vị của mộ chủ. Sư tử đá đặt ở trước cửa nhà dân thường, dụng ý cũng là như vậy. Ngoài ra, trên bàn bát tiên trong nhà chính của một số khu vực thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Hoa cũng có bày một đôi sư tử đá, dùng để trấn trạch; hai đầu trên cây cầu cổ Thiệu Hưng cũng được đặt một đôi sư tử đá, dùng để trấn thủy phòng thiên tai. Sư tử đá trên cây cầu Lư Câu là sản phẩm thủ công tinh xảo tuyệt mỹ, cũng có ý nghĩa trấn thủy phòng thiên tai.

Ngoài ra, sư tử còn chiếm một vị trí nhất định trong phật giáo, điều này cũng gia tăng thêm ý nghĩa thần thánh, cát tường cho nó. Trong kinh sách của phật giáo, được gọi là sư tử (người đời cũng thường dùng sư tử để ví với người xuất sắc), nơi phật ngồi và nằm được gọi là “sư tử tọa” (ghế sư tử), “sư tử sàng” (giường sư tử). Ở thời Tống khi tăng nhân cử hành pháp hội trong ngày tế Trùng Dương, được gọi là “sư tử hội”. Còn “sư tử hống” (sư tử gẩm), trong thế tục được so sánh với sự giận dữ của người vợ dữ dằn, nhưng trong phật giáo được ví với phật tổ giảng kinh, âm thanh vang khắp cõi trần thế. thường xuyên túc trực bên phật Tổ dùng sư tử làm ghế ngồi, còn gọi là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, là tượng trưng cho trí tuệ.

Bài Hay Cùng Danh Mục


Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !

Tỳ Hưu Độc Ngọc TH Độc Ngọc Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy TH Phỉ Thúy Tỳ Hưu Trang Sức TH Trang Sức Tỳ Hưu Tài Lộc Bột Đá TH Tài Lộc Tỳ Hưu Bắc Kinh TH Bắc Kinh
Thiềm Thừ Tân Cương Cóc Tân Cương Thiềm Thừ Tây Tạng Cóc Tây Tạng Thiềm Thừ Tài Lộc Cóc Tài Lộc Quả Cầu Đá Quý Cầu Đá Quý Cây Đá Tài Lộc Cây Tài Lộc

Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com

+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]

+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]

+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]

He Thong Cua Hang Vat Pham Phong Thuy

Bình Luận Facebook

bình luận

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat